Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Sinh con trai con gái khỏe mạnh như ý năm 2017

SINH CON TRAI CON GÁI KHỎE MẠNH NHƯ Ý  - CHẨN ĐOÁN GEN DI TRUYỀN, DỊ TẬT - BỐ MẸ BỊ HIV SINH CON KHỎE MẠNH 

Hotline : (+84) 0978 096 279 


Bệnh viện quốc tế Piyavate Bangkok là một trong những cơ sở y tế hàng đầu tại vương quốc Thailand, quy tụ hơn 300 chuyên gia và bác sỹ tốt nghiệp tại các trường đại học y khoa danh tiếng tại Mỹ, Anh, Úc, Nhật và Thailand, y tá được đào tạo bài bản và trang thiết bị y tế tiên tiến nhất. Piyavate là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất mà quý bệnh nhân có thể mong đợi với nhiều chuyên khoa nổi tiếng.


Tiến sỹ sản khoa Matchuporn Sukprasert – trưởng khoa Vô sinh hiếm muộn bênh viện Piyavate, hiện đang là giảng viên Đại học y khoa Mahidol, Thái Lan, thành viên hiệp hội sản phụ khoa Weill Cornell, Hoa Kỳ… người đã có kinh nghiệm điều trị thành công cho hàng trăm trường hợp hiếm muộn tại Việt Nam. Nhờ vậy, tiến sỹ Matchuporn Sukprasert sẽ hiểu và giúp các cặp vợ chồng có cơ hội tiếp cận với phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn phù hợp nhất.

Bệnh viện Quốc tế Piyavate không những có thể giúp bạn sinh con khỏe mạnh như ý mà còn giúp các cặp vợ chồng có thể loại trừ những trường hợp thai nhi bị khuyết tật, dị tật bất thường do di truyền, do tuổi cao hoặc bị lỗi gen. Thậm chí, giúp những ca bệnh nhân HIV muốn sinh con khỏe mạnh như ý. 

Hiện nay, bệnh viện PIYAVATE đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại nhất trong điều trị TTON là phương pháp PGS Micro array nhằm sàng lọc và loại bỏ chính xác các phôi dị tật, bất thường trước khi cấy phôi.


Với việc ứng dụng phương pháp này, giúp cho bệnh nhân đạt tỷ lệ thành công rất cao. Hơn thế nữa, Piyavate đã có bệnh nhân thành công ở độ tuổi cao nhất là 51. 


Phạm vi khám và điều trị sâu rộng bao gồm

  • Điều trị vô sinh 
  • Sinh con khỏe mạnh như ý
  • Không di truyền HIV cho con đối với các ca bố/mẹ nhiễm HIV 
  • Chẩn đoán di truyền học
  • Chẩn đoán dị tật ở thai nhi
  • Chẩn đoán bằng máy siêu âm bốn chiều...
  • Khám thai bằng phương pháp phân tích gen
Vui lòng liên hệ trực tiếp văn phòng thông tin Bệnh Viện Quốc tế PIYAVATE tại Hà Nội và TP.HCM để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí các dịch vụ sau:
  • Đặt hẹn với Bác sĩ tại Piyavate 
  • Cung cấp các thông tin về khám và điều trị
  • Báo giá chi phí điều trị
  • Tư vấn dịch vụ bảo hiểm toàn cầu
  • Dịch vụ đưa đón bệnh nhân tại sân bay
  • Đặt phòng khách sạn tại bệnh viện
  • Đặt vé máy bay
  • Thông dịch viên Tiếng Việt miễn phí 
Liên hệ để được tư vấn chi tiết: Ms.Kim Thoa. Mobile : 0978 096 279. 

Bệnh viện Piyavate Bangkok Thái Lan 
Văn phòng Hà Nội : 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 
Mobile : 0978 096 279. Tel: 04 21187042
Văn phòng Tp.HCM : 243/16A Chu Văn An, p12, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Mobile : 0978 096 279 
Email: p2@piyavate.com.vn
Website : www.piyavate.com.vn

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Niêm mạc tử cung dày - mỏng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

NIÊM MẠC TỬ CUNG DÀY - MỎNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THỤ THAI

Hotline tu vấn : (+84) 0978 096 279 

Lớp niêm mạc phủ toàn bộ mặt trong của tử cung, còn gọi là nội mạc tử cung, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như mang thai sau đó. Niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều có thể là nguyên nhân gây khó thụ thai, hiếm muộn ở phụ nữ.
Niêm mạc tử cung và sự thụ thai

- Lớp niêm mạc phủ toàn bộ mặt trong của tử cung, còn gọi là nội mạc tử cung, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như mang thai sau đó. Hàng tháng, dưới tác động của hormone sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển nhiều và dày lên, sẵn sàng làm tổ cho trứng đã thụ tinh.

- Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh. Lớp tế bào bong đến đâu thì các tế bào ở lớp đáy lại bắt đầu phát triển để tạo nên lớp niêm mạc và lại tiến triển theo chu kỳ kinh nguyệt tiếp đó.

- Khi có trứng đã thụ tinh về làm tổ, các hormone thai kỳ sẽ tác động làm lớp niêm mạc này dày hơn và thay đổi cấu trúc để phù hợp cho sự phát triển của phôi và nhau thai. Do đó, nếu độ dày của niêm mạc tử cung có bất thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và mang thai sau đó ngay cả khi đã thụ thai thành công.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Sự thay đổi của niêm mạc tử cung theo chu kỳ kinh nguyệt

- Niêm mạc tử cung sau sạch kinh: Niêm mạc tử cung thường dày từ 3- 4 mm

- Niêm mạc tử cung giai đoạn phát triển (giữa chu kỳ kinh nguyệt, gần thời gian rụng trứng): Niêm mạc tử cung có độ dạy khoảng 8- 12 mm

- Niêm mạc tử cung sau giai đoạn rụng trứng (trước khi có kinh): Niêm mạc tử cung dày khoảng 12- 16 mm

Niêm mạc tử cung ảnh hưởng tới khả năng mang thai

Niêm mạc tử cung mỏng
- Niêm mạc tử cung mỏng có thể gây ra những vấn đề kinh nguyệt như kinh thưa (chu kì kinh nguyệt kéo dài), thiếu kinh (lượng máu trong mỗi lần hành kinh ít),… Có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

- Với những phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng hơn 8 mm trong giai đoạn phát triển, quá trình làm tổ này sẽ khó khăn hơn và nếu phôi thai có bám vào được lòng tử cung cũng sẽ dễ bị bong ra gây nên thai chết lưu.

- Nguyên nhân dẫn đến niêm mạc tử cung mỏng như: Thiếu estrogen hoặc niêm mạc tử cung phản ứng bất thường với estrogen, tổn thương nội mạc tử cung, dính buồng tử cung. 

Niêm mạc tử cung dày

- Niêm mạc tử cung dày, còn gọi là tăng sinh niêm mạc tử cung, thường do hàm lượng estrogen dư thừa quá mức cho phép và được xác định nếu niêm mạc tử cung dày hơn 20 mm.

- Đây là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình mang thai ở nữ giới vì hiện tượng này làm mất cân bằng hormon của niêm mạc tử cung và gây ra rong kinh, vô kinh thứ phát kéo dài, do hoàng thể (vỏ trứng còn lại sau phóng noãn) không bị thoái hóa, vẫn sản sinh hóc môn sinh dục làm cho hóc môn dày nên không chịu bong ra

Ảnh minh họa: Nguồn internet

- Bên cạnh đó, niêm mạc tử cung dày cũng có thể chỉ là triệu chứng của một trình trạng khác tiềm ẩn như buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn,… khiến phụ nữ chậm có con.

- Phụ nữ béo phì, mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc sử dụng thuốc chứa estrogen liên tục không kèm progesterone dễ mắc phải tình trạng tăng sinh niêm mạc tử cung


Các bất thường của độ dày niêm mạc tử cung chỉ có thể phát hiện qua siêu âm, do đó phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên duy trì việc khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện và can thiệp y tế kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của chúng tới kế hoạch sinh con của nữ giới.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Quy trình khám và điều trị vô sinh nam

QUY TRÌNH KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH NAM 

Hotline tư vấn : (+84) 0978 096 279

Sau khi lấy nhau và có quan hệ thường xuyên mà không thấy có thai thì mỗi cặp vợ chồng cần đi khám để phát hiện nguyên nhân vô sinh. Tuy nhiên đa phần nam giới thường e ngại, lo lắng và không tự tin khi đi khám. Dưới đây là thông tin về quy trình khám vô sinh nam giúp nam giới có thể chuẩn bị tinh thần thoải mái trước khi đi khám.


Quy trình khám và điều trị vô sinh nam

Tư vấn:


- Đây là khâu quan trọng trước khi khám và điều trị. Người đến khám bệnh cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Trong quá trình tư vấn, họ sẽ được cung cấp một số thông tin cần thiết: Vô sinh nam là gì? Vấn đề của họ là gì? Nguyên nhân của vấn đề đó… cũng như giải đáp một số thắc mắc, đặc biệt là quy trình khám và điều trị nam học.
- Chỉ khi bệnh nhân nắm rõ tất cả thông tin, quy trình khám và điều trị, mới chung tay phối hợp với người thầy thuốc, giúp đạt kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Hỏi và làm bệnh án:


quy trình, thăm khám, điều trị, vô sinh nam, tư vấn, làm bệnh án, xét nghiệm, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
Ảnh minh họa: Nguồn internet

Sau khi được tư vấn, bệnh nhân sẽ được hỏi bệnh và thực hiện bệnh án. Khi đó, bác sĩ sẽ tìm hiểu một số thông tin về sức khỏe sinh sản của bệnh nhân:

- Có con với người vợ trước/ người yêu (nếu có), bệnh lý lây qua đường sinh dục, chấn thương hoặc thủ thuật trên cơ quan sinh dục…

- Hai vợ chồng có sống chung với nhau hay không, số lần giao hợp trung bình trong một tuần…

- Ngoài ra, một số thông tin liên quan khác cũng được quan tâm như bệnh lý nội ngoại khoa, những tai nạn, chấn thương trước đây, tiền căn gia đình có người bị hiếm muộn hay không, thông tin về nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt (hút thuốc, uống rượu bia…), có tiếp xúc với hoá chất hoặc các yếu tố nguy cơ khác hay không…Những thông tin này rất quan trọng và cần thiết cho bác sĩ, giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn.

Thăm khám

- Bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát, bao gồm: Thể trạng, chiều cao, cân nặng, các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần...)

quy trình, thăm khám, điều trị, vô sinh nam, tư vấn, làm bệnh án, xét nghiệm, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
Ảnh minh họa: Nguồn internet

- Khám cơ quan sinh dục: Khám dương vật, bìu, tinh hoàn, mào tinh, tiền liệt tuyến…
- Các bác sĩ cũng sẽ chú ý đến các dị tật bẩm sinh, tình trạng lưỡng giới.

- Bệnh nhân sẽ được cho xét nghiệm HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C và giang mai… Sau khi kết quả các xét nghiệm này không có vấn đề gì đáng lưu ý, sẽ thực hiện xét nghiệm Tinh dịch đồ.

- Với kết quả Tinh dịch đồ tốt, việc thăm khám tạm thời hoàn tất.

- Với kết quả Tinh dịch đồ “xấu” (tinh trùng yếu, dị dạng hoặc tinh trùng ít…). Bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nam học để được thăm khám kỹ hơn. Xét nghiệm định lượng nội tiết cơ bản: FSH, LH, Prolactin, Estradiol, Testosterone. Siêu âm kiểm tra: bìu, ống dẫn tinh, túi tinh, tiền liệt tuyến…

Hỗ trợ điều trị vô sinh nam

quy trình, thăm khám, điều trị, vô sinh nam, tư vấn, làm bệnh án, xét nghiệm, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
Ảnh minh họa: Nguồn internet

Trong quá trình khám và điều trị, các bác sĩ có thể phát hiện ở bệnh nhân một số bệnh lý hoặc vấn đề gây vô sinh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây vô sinh nam để đưa ra những phương pháp hỗ trợ sinh sản kết hợp với những biện pháp điều trị khác. Các biện pháp điều trị vô sinh nam:

Điều trị nội khoa: Các chỉ định dùng thuốc điều trị cho những trường hợp như: Bất lực( không thể cương dương), bất thường về nội tiết, thiểu năng tinh trùng.

Điều trị ngoại khoa: Thông thường các chỉ định  phẫu thuật  cho những trường hợp : Lỗ niệu đạo lạc chỗ, hẹp bao quy đầu, dãn tĩnh mạch thừng tinh, bất lực do tổn thương thực thể,  tắc đường dẫn tinh.

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Mục đích của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là tạo điều kiện thuận lợi để quá trình thụ tinh và thụ thai có thể diễn ra với trong điều kiện số lượng và chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản gồm: Làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVC)hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), kết hợp với kỹ thuật lấy tinh trùng (MESA/ PESA/ TESA/ TESE) hoặc bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI),…


Việc đi khám để tìm ra nguyên nhân vô sinh ở nam giới rất quan trọng để kịp thời có những hướng xử trí cũng như áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Đây là quy trình chuẩn được áp dụng ở tất cả các bệnh viện có chuyên khoa Hiếm muộn.

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Không có tinh trùng vẫn có thể sinh con

KHÔNG CÓ TINH TRÙNG VẪN CÓ THỂ SINH CON 

Hotline tư vấn : (+84) 0978 096 279 

Không có tinh trùng hay còn gọi là vô tinh, đây là thuật ngữ chuyên môn dùng để miêu tả hiện tượng không có tinh trùng trong tinh dịch sau ít nhất 2 lần xét nghiệm tinh dịch đồ, mỗi lần cách nhau 2 tuần. Tuy nhiên, khi phát hiện không có tinh trùng trong tinh dịch không có nghĩa người đàn ông đó hoàn toàn mất khả năng sinh sản. Hiện đã có những kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh hoàn giúp hỗ trợ sinh sản cho nam giới.

Nguyên nhân

- Nguyên nhân do bị suy tinh hoàn: Đây là tình trạng các ống sinh tinh trong tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng, do các ống sinh tinh này không có loại tế bào để tạo ra tinh trùng, hay do quá trình sinh tinh bị gián đoạn nửa chừng không sản xuất được tinh trùng trưởng thành.

Nguyên nhân do nội tiết: Nội tiết từ tuyến yên ở não có tác dụng kích thích tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng, nếu nam giới không đủ nội tiết tuyến yên thì tinh hoàn sẽ không sản xuất ra tinh trùng. Các trường hợp nam giới sử dụng quá nhiều nội tiết tố nam esdrogen cũng có nguy cơ khiến tuyến yên bị ức chế hoàn toàn, không tiết ra nội tiết kích thích sản xuất ra tinh trùng.

- Nguyên nhân do giãn tĩnh mạch thừng tinh: Những bệnh nhân không có tinh trùng do nguyên nhân này có thể nhờ can thiệp của phẫu thuật, theo đó mà quá trình sinh tinh được hồi phục lại.

- Tắc ống dẫn tinh, ống phóng tinh, tắc mào tinh, do triệt sản nam (thắt ống dẫn tinh)

Không có tình trùng, Nguyên nhân không có tinh hoàn, Thủ thuật PESA, Thủ thuật MESA, Thủ thuật TESE, Thủ thuật MTESE
Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Các biện pháp điều trị khi nam giới không có tinh trùng

Tùy từng nguyên nhân mà có những biện pháp điều trị khác nhau:

Tắc ống dẫn tinh do triệt sản: Bác sĩ sẽ làm vi phẫu nối ống dẫn tinh, kết quả thành công đến 70 – 90% trường hợp và tỉ lệ có thai tự nhiên là 30 – 55% trường hợp.

Tắc mào tinh: Bác sĩ sẽ dùng phương pháp vi phẫu nối ống dẫn tinh – mào tinh kiểu lồng hai mũi, kết quả thành công khoảng 80% trường hợp. Tỉ lệ có thai tự nhiên sau mổ vào khoảng 40 – 50% trường hợp. Riêng trường hợp tinh hoàn ẩn, tỉ lệ thành công khoảng 10 – 15%.

Tắc ống phóng tinh: Phẫu thuật nội soi cắt ống phóng tinh có tỉ lệ thành công vào khoảng 60% trường hợp, với tỉ lệ có thai tự nhiên là 30 – 40% trường hợp.

Vô tinh do giãn tĩnh mạch tinh: Bác sĩ sẽ làm vi phẫu thuật để cột tĩnh mạch tinh bị giãn hai bên ngả bẹn – bìu. Tỉ lệ tinh trùng cải thiện tới 60 – 70% trường hợp.

Thủ thuật PESA (Percutanous epididymal sperm aspiration): Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da.

- PESA là một phương pháp ít xâm lấn, có thể được thực hiện với gây tê tại chỗ, với tỷ lệ thành công khoảng 65%. Đây là phương pháp có thể thực hiện được nhiều lần, đơn giản hơn và mẫu tinh trùng thu được thường ít lẫn máu và xác tế bào. Do đó, PESA là một trong những phương pháp nên chọn lựa đầu tiên ở những trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn.

Không có tình trùng, Nguyên nhân không có tinh hoàn, Thủ thuật PESA, Thủ thuật MESA, Thủ thuật TESE, Thủ thuật MTESE
Ảnh minh họa: Nguồn Internet

- Chăm sóc sau khi hút tinh trùng: Chỉ cần băng nơi chọc một lần ngay sau mổ. Hôm sau thì bỏ băng. Kháng sinh thường không cần thiết. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau thông thường (paracetamol) một vài ngày.

- Biến chứng: Bìu đôi khi sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Bệnh nhân nên mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu. Máu tụ bìu, nếu có, thường nhẹ và tự khỏi.

 Thủ thuật MESA (Microsurgical epididymal sperm aspiration): Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua vi phẫu.

- MESA là phương pháp thu tinh trùng bằng phẫu thuật ở mào tinh, đầu tiên được áp dụng thành công ở những người không tinh trùng do bất sản hai ống dẫn tinh bẩm sinh. Với kỹ thuật này, tinh hoàn sẽ được bộc lộ và qua đó, tinh trùng từ các ống tuyến trong mào tinh sẽ được thu thập thông qua kính hiển vi hoặc kính lúp. Tỷ lệ thành công trong việc thu được tinh trùng bằng MESA thường từ 90% trở lên.

- Chăm sóc sau phẫu thuật: Băng vết thương trong 5 ngày. Thay băng mỗi ngày. Cắt chỉ sau 5 ngày. Nam giới sẽ được điều trị bằng kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

- Biến chứng: Thường bìu chỉ sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Nhiễm trùng vết mổ thường do bệnh nhân không giữ vệ sinh sạch vết mổ, mặc quần lót chật, làm việc nơi nóng, để mồ hôi thấm ướt băng. Xử trí bằng cách săn sóc tại chỗ vết mổ với dung dịch Bétadine 10%, thay băng thường xuyên (2-3 lần mỗi ngày), giữ vết thương khô sạch.

Không có tình trùng, Nguyên nhân không có tinh hoàn, Thủ thuật PESA, Thủ thuật MESA, Thủ thuật TESE, Thủ thuật MTESE
Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Thủ thuật TESE (testicular sperm extraction): Sinh thiết mô tinh hoàn để tìm tinh trùng.

- Kỹ thuật này tương tự sinh thiết tinh hoàn trong chẩn đoán. Ở những bệnh nhân có rối loạn quá trình sinh tinh, tỷ lệ thu được tinh trùng vào khoảng 50%. Những đối tượng này, nên sử dụng kỹ thuật TESE hơn là TESA do thu được tinh trùng nhiều hơn. Hơn nữa, một trong những lợi điểm của TESE là có thể trữ lạnh mẫu mô tinh hoàn để sử dụng sau này.

- Chăm sóc sau phẫu thuật: Băng vết thương trong 5 ngày. Thay băng mỗi ngày. Cắt chỉ sau 7 ngày. Nam giới được điều trị bằng kháng sinh và giảm đau theo chỉ định.

Biến chứng: Thường bìu chỉ sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt.Nhiễm trùng vết mổ thường do bệnh nhân không giữ vệ sinh sạch vết mổ, mặc quần lót chật, làm việc nơi nóng, để mồ hôi thấm ướt băng. Xử trí bằng cách săn sóc tại chỗ vết mổ với dung dịch Bétadine 10%, thay băng 2-3 lần mỗi ngày, giữ vết thương khô sạch. Viêm mào tinh- tinh hoàn có thể xảy ra. 

Không có tình trùng, Nguyên nhân không có tinh hoàn, Thủ thuật PESA, Thủ thuật MESA, Thủ thuật TESE, Thủ thuật MTESE
Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Thủ thuật MTESE (microdissection testicular sperm extraction): sinh thiết mô tinh hoàn chọn lọc bằng vi phẩu tích để tìm tinh trùng.

- Đây là kỹ thuật đơn giản, chỉ cần dùng kim đâm xuyên qua da vào mô tinh hoàn và hút tinh trùng ra. Ở những người sinh tinh bình thường, tỷ lệ thu được tinh trùng trên 80%.

- Chăm sóc sau khi hút tinh trùng: Chỉ cần băng nơi chọc một lần ngay sau mổ. Hôm sau thì bỏ băng. Kháng sinh thường không cần thiết. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau thông thường (paracetamol) một vài ngày.

- Biến chứng: Bìu đôi khi sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Bệnh nhân nên mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu.Máu tụ bìu nếu có, thường nhẹ và tự khỏi.

Viện Piyavate có thể đông lạnh và lưu trữ tinh trùng lấy từ mào tinh và tinh hoàn để sử dụng điều trị sau đó. Do vậy, những người không thể thực hiện theo thủ thuật ICSI có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, để làm được điều này, bệnh nhân cần đến khám tại viện Piyavate để kiểm tra đánh giá chất lượng tinh trùng, đánh giá khả năng trữ lạnh mô tinh hoàn và tinh trùng hút từ mào tinh, đồng thời chất lượng và số lượng tinh trùng lấy được cũng phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định.

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Du lịch khi mang thai

Du lịch khi mang thai

Theo nguyên tắc chung, khi mang thai không được coi là một thời gian tuyệt vời để đi du lịch.
Có nên đi hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì thai phụ chỉ nên hạn chế đi lại trong khoảng thời gian 6 tuần cuối của thai kỳ.
Mua bảo hiểm du lịch là điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến, nhất là khi đi nước ngoài. Chi phí y tế ở một số nước có thể rất đắt đỏ, và nếu như bạn chuyển dạ sớm thì bạn có thể phải chi trả đến hàng nghìn đô tiền viện phí.

Du lịch khi mang thai thời điểm nào thì thích hợp

Thời gian tốt nhất để bạn có thể cùng em bé trong bụng đi chơi là trong 3 tháng giữa của thai kỳ, tuy bụng của bạn tại thời điểm này cũng đã lớn nhưng vẫn còn khá dễ chịu để bạn đi đây đi đó. Đặc biệt, thuận lợi hơn là ở thời điểm này, những cơn ốm nghén đã bắt đầu nhẹ nhàng đi nên bạn sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn ngay cả với việc di chuyển xa.
Nếu có thể, bạn hãy sắp xếp sao cho trong chuyến đi mình có được nhiều khoảng nghỉ ngơi ngắn. Tốt nhất là bạn nên tìm được chỗ nào để có thể đứng dậy, đi dạo vòng quanh, dễ dàng tìm được nhà vệ sinh, phòng tắm khi cần, tập vài bài tập nhẹ thư giãn cho cơ thể. Làm được như vậy, bạn sẽ tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi chơi của mình. Bạn cần nhớ rằng thông thường, sản phụ chỉ có thể ngồi yên ở một chỗ trong vòng tối đa là 5 -6 giờ, sau đó bạn cần phải ngồi dậy, đi lại vòng quanh mới tránh được mệt mỏi.
Về trang phục, hãy chuẩn bị cho mình những bộ quần áo màu sắc tươi mát, chất liệu và kiểu dáng đơn giản, thoải mái, dễ chịu. Trong khi đi du lịch, nếu bàn chân và mắt cá sẽ hơi sưng một chút, bạn cũng đừng nên quá lo lắng nhé, chỉ vì đã khá lâu ngày rồi bạn không đi lại nhiều thôi.

Đi du lịch bằng máy bay

Một số người nhầm tưởng rằng khoang máy bay có áp suất thấp có thể khiến thai phụ bị thúc sinh sớm. Một ý kiến khác lại cho rằng mức ôxy thấp trong khoang máy bay cũng không tốt cho thai phụ và bạn nên tránh việc đi máy bay nếu có thể. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều không chính xác.
Thai nhi được bảo vệ bởi thành tử cung có nhiều cơ rất dày và cả một lớp đệm bằng nước ối. Cơ thể của mẹ sẽ tự thích nghi với áp suất và thay đổi của môi trường bên ngoài. Vì thế, em bé trong bụng sẽ không hề bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên chú ý đến việc chọn chỗ ngồi trên máy bay. Bạn nên cho hãng hàng không biết mình đang có thai để có được vị trí ngồi cũng như chuyến bay tiện nghi và an toàn thực sự.
Một số hãng hàng không có những hạn chế  đối với phụ nữ mang thai bị biến chứng hoặc mang đa thai lên máy bay. Có thể họ sẽ hỏi bạn về giấy khám thai của bác sĩ.  

Hiện tượng máu đông

Nếu có thể, bạn hãy đặt một chỗ ngồi cạnh lối đi để có thể dễ dàng đứng lên và đi lại. Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) – hiện tượng xuất hiện máu đông, là một hiện tượng rất dễ xảy ra ở những phụ nữ mang thai. Cách phòng tránh tốt nhất là, hãy đứng lên và đi lại. Co duỗi các ngón chân, uống nhiều nước và mặc quần áo rộng cũng sẽ giúp bạn tránh được hiện tượng này.
Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch, hãy đeo tất chun khi đi máy bay. Tất chun sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn ở phía sau 2 chân, đồng thời giúp thai phụ không bị sưng chân và tránh tụ máu ở chi dưới. Bạn có thể hỏi bác sĩ trước khi đi để biết mang tất chun có tốt cho mình không.

Đi nước ngoài

Mang Thai -110-du Lich Khi Mang Thai (500x 500)
Du lịch bằng thuyền
Say sóng là hiện tượng phổ biến, nhưng hãy lưu ý, bạn không nên dùng thuốc chống say sóng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Một mẹo hay cho bạn là sử dụng băng bấm huyệt và đặt ở các huyệt trên cổ tay, và hãy tìm nơi thoáng khí như ngồi trên boong tàu và nhìn tập trung vào đường chân trời phía xa.
Khi ăn các loại thức ăn được phục vụ trên tàu, hãy tuyệt đối tránh các loại thịt đông lạnh và salad làm sẵn, vì chúng có thể tiềm ẩn vi khuẩn Listeria nguy hiểm cho mẹ và cả thai nhi (đây là vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và có thể khiến mẹ bị sảy thai). Hãy chỉ ăn những loại thức ăn nóng, đừng ăn những món có vẻ ngoài không tươi, không ổn.
Bạn chỉ nên uống nước từ chai còn nguyên niêm phong. Nước đá, nước đánh răng và nước rửa rau quả đều có thể khiến bụng của bạn không ổn nếu chúng không sạch sẽ.
Du lịch bằng xe hơi
Khi mang thai, sẽ có những thời điểm bạn không muốn sử dụng dây an toàn khi đi xe hơi. Bạn lo lắng rằng áp lực từ dây an toàn này có thể tác động xấu lên em bé hoặc nhau thai. Đây chỉ là cảm giác của bạn và chúng hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Hãy nhớ rằng dây an toàn sẽ khiến chuyến đi của cả mẹ và bé an toàn hơn rất nhiều.
Bạn nên mang theo một số thức ăn dự phòng cho riêng mình, kể cả những món ăn vặt. Nếu phải mua thức ăn trên đường đi, hãy mua ở những hang quán uy tín, đông khách, nơi quy trình chế biến thường phải tuân theo những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Du lịch bằng xe bus, phương tiện công cộng
Hãy cố gắng sắp xếp sao cho bạn luôn đảm bảo có một chỗ ngồi trên xe bus. Trong những tháng đầu tiên của thai kì, trước khi bụng bầu trở nên rõ ràng, bạn thường khó được sự thông cảm và nhường chỗ từ những hành khác đi cùng. Nhưng khi bầu lớn hơn, bạn sẽ cần được nhường chỗ khi lên xe.
Nếu phải đứng lâu trên xe bus trong suốt chuyến đi, thỉnh thoảng bạn nhớ di chuyển chân qua lại một chút và đừng đứng yên hẳn một chỗ suốt một thời gian dài. Nếu bạn cần vận động thêm, hãy xuống xe ở 1-2 trạm trước nơi cần đến và đi bộ một chút. Khoảng đi bộ này rất lí tưởng như một bài tập thể dục và giúp bạn giữ cân nặng ở mức ổn định.
Chích ngừa
Bạn nhớ kiểm tra việc tiêm chủng trước khi đi du lịch nước ngoài. Bạn cần biết rằng sản phụ không nên sử dụng những loại vắc-xin có vi khuẩn sống, chắc chắn bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện việc chích ngừa này.
Đồng thời, hãy kiểm tra trên các trang web cảnh báo về dịch bệnh tại địa phương hoặc các vấn đề sức khỏe để biết nên tiêm ngừa gì khi bạn đến nơi đó. 

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Những điều cần tránh khi mang thai

Những điều cần tránh khi mang thai


Ngoài niềm hạnh phúc vô bờ, mang thai còn mang đến nhiều lo lắng cho các bà bầu khi không biết việc gì nên tránh để bảo vệ sức khỏe thai nhi trong bụng. Đặc biệt các bà mẹ mang thai lần đầu có thể thấy hoang mang với danh sách những thứ cần kiêng cữ. Hy vọng bài viết sau đây sẽ liệt kê những điều cần tránh khi mang thai, hy vọng sẽ giúp bạn phần nào!
Thống kê cho thấy, cứ 100 thai nhi thì sẽ có từ 3 đến 5 em bé gặp các vấn đề về phát triển. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện mình có thai, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về những kiêng cữ khi mang thai. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ gia đình, bạn bè hay những người xung quanh về việc nên làm gì và nên kiêng cữ những gì; đôi khi những lời khuyên này càng làm bạn bối rối và lo lắng hơn. Hãy làm một bà bầu thông minh bằng cách tìm hiểu và chọn lọc các thông tin trước khi vội vàng thực hiện hết tất cả nhé. Bạn có thểm tham khảo những thông tin sau đây của chúng tôi để hiểu phần nào những việc cần làm khi mang thai.

Cẩn thận khi sử dụng thuốc

Trong trường hợp bạn bị bệnh, hãy báo với bác sĩ rằng mình có thai, để được chỉ định những loại thuốc phù hợp. Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cần được tư vấn kỹ càng và sự đồng ý của các bác sĩ và dược sĩ.

Nếu phải sử dụng thuốc, bạn hãy nhớ:

  • Hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc. Đặc biệt không nên tự “kê đơn” cho bản thân khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ
  • Có nhiều loại thuốc có thể an toàn cho bạn nhưng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể non nớt của thai nhi.
  • Nếu không chắc chắn về bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ
  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định như liều lượng, thời gian và cách thức dùng thuốc. Ví dụ có thuốc cần uống khi bụng đói và ngược lại

Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bổ

Các bà bầu nên cẩn thận trong việc sử dụng các loại thuốc bổ, đặc biệt là ở ba tháng đầu của thai kỳ. Các loại thuốc được làm từ các nguyên liệu tự nhiên không có nghĩa là an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Có nhiều loại thuốc bổ chưa được kiểm định an toàn triệt để và cũng không chứng minh được tác dụng như đã đưa ra. Vì vậy, hãy cẩn thận trước khi dùng bất kì loại thuốc nào, và kiểm tra với bác sĩ trước khi uống.

Cẩn thận với những độc tố thải ra từ môi trường

Trong cuộc sống hàng ngày, có một số chất độc hại mà bà bầu cần tránh tiếp xúc như chì, hóa chất, chụp X quang, thuốc trừ sâu, v.v vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với các chất trên, hãy bảo đảm môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Nếu như bạn đang làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với những chất độc hại thường xuyên, hãy bàn với công ty để chuyển qua một vị trí khác

Tránh hút thuốc

Thuốc lá chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại khác. Phụ nữ hút thuốc khi đang mang thai có thể làm em bé sinh ra nhỏ hơn thông thường, cũng như có khả năng sinh non, gặp nhiều bệnh tật như hen suyễn hay các bệnh về hô hấp. Hút thuốc còn làm giảm lượng sữa mẹ và có thể làm thai nhi có mùi thuốc lá. Các phương pháp thay thế chất nicotine cũng được khuyên không nên áp dụng ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn hãy nghĩ đến việc cai thuốc trước khi quyết định mang thai!
Tìm hiểu những điều cần tránh khi mang thai

Cần làm gì nếu bị bệnh khi đang mang thai

Mang thai không có nghĩa là bạn được “miễn trừ” khỏi mọi bệnh tật. Các vi khuẩn và vi trùng có mặt ở khắp mọi nơi, và có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào. Thực tế, hệ miễn dịch ở phụ nữ có thai còn yếu hơn người bình thường.  Vì vậy, bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe của mình hơn, để bảo đảm mẹ và bé đều khỏe mạnh!
Bạn hãy lưu ý tập thói quen rửa tay thường xuyên. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang hắt hơi hay ho vì có thể bị truyền vi-rút gây bệnh. Trong trường hợp bạn đang ở cùng người đang nôn mửa, hãy nhịn thở một khoảng ngắn để ngăn vi khuẩn theo đường hô hấp tiến vào cơ thể.
Cúm rubella và thủy đậu là hai bệnh thường gặp có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Ở Việt Nam, nhiều phụ nữ trước khi quyết đinh mang thai thường chích ngừa hai bệnh này.

Cẩn thận khi tắm bồn, xông hơi và spa

Trong những tháng đầu của thai kỳ, bào thai trong bụng bạn sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Vì vậy những hoạt động như tắm bồn hay xông hơi có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và kéo dài một khoảng thời gian có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Nhiệt độ bình thường của cơ thể dao động từ 36,1 đến 37,3 độ và thai phụ được khuyên không nên ở trong những môi trường làm nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 39 độ.

Không nên tiếp xúc với mèo khi mang thai?

Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai thì không được tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là mèo. Thực tế, thứ bạn cần tránh là phân mèo vì phân mèo mang khuẩn toxoplasmoxis có thể truyền qua tay và miệng rồi truyền vào cơ thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Một việc nữa bạn cần chú ý là hãy mang găng tay khi làm vườn và rửa tay thật sạch sau đó. Bạn cũng nên rửa rau củ và các loại trái cây thật kỹ và không nên ăn các thức ăn không rõ nguồn gốc.

Tránh những mối quan hệ không lành mạnh

Ngày nay có rất nhiều mối quan hệ của các cặp đôi xuất hiện dấu hiệu bạo lực. Và phát hiện có thai đôi khi làm mối quan hệ trở nên tệ hơn, đặc biệt là với các cặp đôi trẻ và không có ý định có thai. Khi các cặp đôi gặp nhiều vấn đề như thất nghiệp, nợ nần hay mối quan hệ đang trong giai đoạn bấp bênh, thì mang thai có thể làm cho mọi thứ căng thẳng hơn. Có một vài trường hợp còn gây ra bạo lực trong gia đình.
Nếu bạn đang ở trong trường hợp này, hãy tìm đến sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết. Hãy nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ thêm về tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Sau đó bạn có thể nhờ gia đình hoặc người thân hỗ trợ giúp đỡ mình trong giai đoạn này.

Cài dây an toàn có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nhiều phụ nữ cho rằng cài dây an toàn khi di chuyển bằng xe hơi hay máy bay có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, dù không thoải mái nhưng đây là việc cần thiết để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé trong trường hợp có chuyện gì xảy ra. 

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Những thay đổi khi mang thai

NHỮNG THAY ĐỔI KHI MANG THAI

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng kể so với bình thường, bởi vậy bài viết này sẽ mang đến một số kiến thức về những gì bạn nên chờ đợi và sẽ trải qua khi đang mang thai.
Điều quan trọng cần phải nhớ là mọi người phụ nữ đều có những phản ứng riêng khác nhau khi họ mang thai. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn, bạn có thể phải cẩn thận với bất cứ sự thay đổi nào. Một số sự thay đổi khi mang thai rất dễ nhận ra, như việc gia tăng kích cỡ cơ  thể, trong khi có một số thay đổi khác cần sự cảm nhận tinh tế hơn và thậm chí bạn còn không nhận ra được chúng.

Khi nào thì nên lo lắng?

Ranh giới giữa việc biết rằng cái gì là bình thường và khi nào nên lo lắng có thể rất mờ nhạt. Một số thay đổi là rất rõ ràng, như ra máu, đau bụng hay em bé cử động chậm lại. Nhưng những thay đổi khác, ví dụ như sự tăng huyết áp hay lượng đạm trong nước tiểu sẽ khó khăn hơn để bạn tự phát hiện. Đây là một trong những lý do tại sao việc khám thai định kỳ rất quan trọng.

Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn

Nên nhớ rằng việc tìm kiếm sự chăm sóc và theo dõi y tế khi bạn mang thai là cách quan trọng để giảm bớt căng thẳng và giúp bạn hưởng thụ tối đa thời kỳ mang thai của mình. Một phần vai trò của bác sĩ là hướng dẫn và hỗ trợ để lập ra một danh sách những gì bạn cần biết để chăm sóc sức khỏe của bạn cũng như thai nhi.

Thay đổi về vật lý

Hầu hết những thay đổi ban đầu trong thời kỳ mang thai của bạn sẽ liên quan đến việc các hợp tử tìm đường từ ống dẫn trứng và sau đó làm ổ trên thành tử cung. Duy trì hợp tử này và tối đa hóa cơ hội sống sót của nó trở thành ưu tiên số 1 của cơ thể bạn.

Thế còn bạn thì sao?

Trong những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể bạn sẽ thay đổi để tự động tìm cách nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh và hỗ trợ cho trứng cho đến khi phát triển đầy đủ. Tất cả những điều này là một quá trình tự nhiên. Trong suốt thai kỳ, sự thoải mái, việc đi lại, tiêu hóa và sự trao đổi chất của bạn sẽ thay đổi để tăng tối đa cơ hội sống sót của phôi thai trong bụng mẹ.

Đừng quên bổ sung axit folic

Trong những tuần đầu, cố gắng giảm thiểu sự tiếp xúc với bất kỳ độc tố nào có khả năng gây ra các vấn đề về phát triển. Bổ sung 500mg axit folic mỗi ngày sẽ giúp em bé của bạn giảm thiểu nguy cơ mắc chứng khuyết tật ống thần kinh. 


Những thay đổi cần lưu ý khi mang thai

Những thay đổi vật lý thời kỳ đầu

  • Mất kinh nguyệt. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, bạn có khả năng rụng trứng vào khoảng ngày thứ 14 sau ngày đầu tiên của chu kỳ cuối. Thụ thai thường xảy ra một vài ngày kể từ ngày rụng trứng
  • Một sự ra máu nhẹ trong khoảng 5-10 ngày sau khi thụ thai. Điều này được biết đến như là sự ra máu báo và xảy ra khi hợp tử làm tổ vào trong lớp nội mạc tử cung. Chỉ gần 50% phụ nữ sẽ bị ra máu báo, bởi vậy không cần lo lắng nếu không thấy hiện tượng đó.
  • Vú và núm vú có sự thay đổi. Nhạy cảm hơn, to hơn, màu núm vú sẫm hơn và cảm giác nặng nề hơn ở xương chậu. Đó là điều bình thường.
  • Cảm thấy có vị lạ hay vị như kim loại trong miệng.
  • Nhiều thai phụ mô tả một cảm giác khác nhau, khá kỳ quặc hoặc chỉ đơn giản là biết rằng mình đang mang thai.
  • Tần số đi tiểu tiện tăng. Đừng cố gắng nhịn khi bạn cần phải đi vệ sinh.
  • Cảm thấy kiệt sức và cực kỳ mệt mỏi.
  • Cảm thấy buồn nôn và thay đổi khẩu vị thèm ăn. Nhạy cảm hơn với mùi và không thể chịu đựng được một số loại mùi. Thịt đỏ, thịt gà sống, cá và trứng có thể sẽ làm bạn thấy rất khó ăn trong những tháng đầu của thai kỳ.
  • Nổi mụn và tĩnh mạch trên mặt và ngực.

Những thay đổi khi mang thai về thể chất

  • Tăng kích thước bụng từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Đó là vì tử cung đã giãn nở của bạn bắt đầu nhô lên khỏi vùng chậu và chuyển động.
  • Tăng kích thước ngực, quầng vú và xuất hiện những mụn nhỏ. Tới tháng thứ 3 của thai kỳ, sữa non sẽ xuất hiện và thường xuyên bị rỉ ra. Những thay đổi này là bởi ngực của bạn chuẩn bị cho con bú.
  • Tăng cân: Tăng cân một cách khỏe mạnh và bình thường khi mang thai là từ 10-14kg. Cân nặng thường tăng chút ít trong 3 tháng đầu tiên, thêm một chút trong 3 tháng tiếp theo và tăng nhiều nhất trong 3 tháng cuối cùng.
  • Có thể nhìn thấy và cảm thấy sự chuyển động của bé. Hầu hết các bà mẹ có thể cảm nhận em bé của mình chuyển động (thường là đạp) vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ. Điều này diễn ra sớm hơn đối với những bà mẹ đã từng mang thai và nhận biết được các dấu hiệu của việc này.
  • Khó thở bởi tử cung của bạn giãn nở to ra chiếm chỗ của phổi và cơ hoành. Từ trong khoảng 36 tuần, sẽ có “sự sa bụng” khi em bé rơi vào vùng xương chậu của bạn để chuẩn bị ra đời. Điều này thường xảy ra với bà mẹ sinh nở lần đầu hơn là với những người đã từng có con trước đó.
  • Suy tĩnh mạch, trĩ, rạn da, khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, táo bón, phù chân. Khi liệt kê tất cả ra, nó có thể khiến bạn băn khoăn liệu còn điều gì mà phụ nữ sắp sinh chưa trải qua không? Mặc dù nghe có vẻ sáo mòn, nhưng những thứ đó sẽ chẳng còn nghĩa lý gì khi bạn ôm đứa con của mình trong tay.
  • Lượng máu mà tim bạn bơm mỗi phút sẽ tăng khoảng 40%. Tổng khối lượng máu sẽ tăng từ 5 lít tới khoảng 7-8 lít trong thời điểm có bé. Điều này có nghĩa là trái tim của bạn và toàn bộ hệ thống tuần hoàn sẽ phải tăng lực và chức năng để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu bổ sung khi bạn mang thai. Nên đừng thắc mắc khi đôi khi bạn thấy mệt mỏi
  • Tìm hiểu những thay đổi khi mang thai

Thay đổi về cảm xúc

Nội tiết tố

Trong suốt thai kỳ, có vẻ như bạn sẽ cảm thấy các nội tiết tố đang điều khiển cuộc sống của bạn. Chúng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thai kỳ và đảm bảo em bé có cơ hội sống sót cao nhất. Nhưng, nội tiết tố cũng có thể gây nên tính tình thất thường và cảm xúc bất ổn.
Bạn thậm chí sẽ có lúc còn cảm thấy chán nản và một chút choáng ngợp bởi tất cả những thay đổi xảy ra trong cơ thể mình. Hãy yên tâm rằng những thay đổi về tâm trạng sẽ không diễn ra lâu dài và sẽ trở nên ổn định khi em bé được sinh ra.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Nếu bạn có tiền sử về các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lưỡng cực, xu hướng ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm hay hưng cảm, việc mang thai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn hoặc dẫn đến tái phát. Điều quan trọng là cần duy trì việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trong suốt thai kỳ và trong những tháng đầu sau sinh.
Nếu bạn được kê đơn thuốc an thần, điều quan trọng là bạn phải cho bác sỹ biết bạn đang mang thai. Liều lượng thuốc thường dùng của bạn có lẽ sẽ cần phải được điều chỉnh trong suốt quá trình mang thai của bạn.

Mất kiểm soát

Cho dù bình thường bạn luôn kiểm soát tốt được việc ăn uống, kích cỡ và dáng vẻ thông thường của bạn đi nữa thì bạn cũng không thể tránh khỏi việc thay đổi về hình dáng và kích thước cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai. Vì thế, hãy tìm kiếm những trang phục đẹp, tươi tắn, phù hợp với dáng bạn và duy trì mức tăng cân khỏe mạnh. Cảm giác bực bội về việc mang thai sẽ chỉ khiến bạn thấy tệ hơn và không đem lại điều gì. Cố gắng có những suy nghĩ tích cực hơn.

Lo âu

Lo âu là một cảm xúc thường thấy trong thai kỳ. Nó có thể là nỗi lo lắng chung chung, hay vì những lý do cụ thể hơn như sợ cảm giác đau đớn khi sinh con. Hãy trò chuyện với nữ hộ sinh hay bác sỹ về những gì bạn cảm thấy. Họ đã nghe nhiều chuyện tương tự như vậy trước đó và bạn cần họ để đảm bảo sự ổn định sức khỏe tinh thần cho bản thân bạn và em bé.

Các vấn đề thực tế

Các mối quan tâm thiết thực như làm sao để xoay xở khi thu nhập giảm, làm sao để chu toàn tiền nhà, ngân quỹ, chăm sóc bé,v.v…đều có thể trở thành những mối quan tâm lớn. Hãy trò chuyện với bạn đời và gia đình bạn. Vạch ra kế hoạch là một cách thực tế để giảm bớt gánh nặng.

Những cảm giác mâu thuẫn

Đây là điều phổ biến cho thai phụ khi có những lúc cảm thấy mâu thuẫn. Đôi khi bạn thấy choáng ngợp với niềm vui chào đón đứa bé sắp ra đời, nhưng có những lúc bạn cảm thấy rất hờ hững về điều đó. Cảm giác tội lỗi có thể sẽ len vào tâm trí của bạn, đặc biệt trong những lúc sáng sớm khi bạn khó ngủ. Bạn có thể lo lắng nếu mọi thứ không theo kế hoạch, và sẽ đến sớm hơn sự chuẩn bị của bạn và chồng, hay thậm chí nếu quan hệ của bạn và chồng không được bảo đảm như bạn muốn thế. Bối rối, tội lỗi, hối tiếc và thậm chí một chút hoảng loạn là những cảm xúc phổ biến trong thời kỳ mang thai.

Nhạy cảm với những lời chỉ trích

Đây là điều rất phổ biến ở phụ nữ có thai khi họ trở nên nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích. Bạn có thể cảm thấy và cho rằng bản thân đang là trung tâm của sự chỉ trích trong khi trên thực tế lại không phải vậy. Trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương là một trạng thái thông thường, vậy nên hãy cho bản thân mình được phép không phải lúc nào cũng đúng.
Hãy đủ người lớn để xin lỗi ai đó khi bạn cảm thấy mình sai. Điều này sẽ giúp tạo sự cảm thông và bạn sẽ ngạc nhiên khi hầu hết mọi người có thể hiểu được điều đó đến thế nào.

Mê tín

Bạn có nhận thấy giờ đây mình tránh mèo đen, không đi bộ dưới cầu thang và không bao giờ mở ô trong nhà? Mê tin dị đoan có thể xuất hiện khi mang thai và thậm chí nếu bạn không bao giờ lo lắng về việc đặt một đôi giày mới trên một cái bàn trước bạn (bạn biết là điềm xui), giờ bạn sẽ thấy mình có một chút ý thức hơn. Bởi vậy, nếu bạn cảm thấy tốt hơn khi tránh các điềm xấu, hãy làm thế. Tất cả vì sự thoải mái và an tâm của bạn.

Cô lập và cô đơn

Tránh cô lập chính mình trong suốt thai kỳ. Điều này khó thực hiện nếu bạn có thêm một đứa con nhỏ khác ở nhà. Nhưng việc trò chuyện và kết nối với bạn bè, với những phụ nữ mang thai khác là rất quan trọng.