Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Du lịch khi mang thai

Du lịch khi mang thai

Theo nguyên tắc chung, khi mang thai không được coi là một thời gian tuyệt vời để đi du lịch.
Có nên đi hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì thai phụ chỉ nên hạn chế đi lại trong khoảng thời gian 6 tuần cuối của thai kỳ.
Mua bảo hiểm du lịch là điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến, nhất là khi đi nước ngoài. Chi phí y tế ở một số nước có thể rất đắt đỏ, và nếu như bạn chuyển dạ sớm thì bạn có thể phải chi trả đến hàng nghìn đô tiền viện phí.

Du lịch khi mang thai thời điểm nào thì thích hợp

Thời gian tốt nhất để bạn có thể cùng em bé trong bụng đi chơi là trong 3 tháng giữa của thai kỳ, tuy bụng của bạn tại thời điểm này cũng đã lớn nhưng vẫn còn khá dễ chịu để bạn đi đây đi đó. Đặc biệt, thuận lợi hơn là ở thời điểm này, những cơn ốm nghén đã bắt đầu nhẹ nhàng đi nên bạn sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn ngay cả với việc di chuyển xa.
Nếu có thể, bạn hãy sắp xếp sao cho trong chuyến đi mình có được nhiều khoảng nghỉ ngơi ngắn. Tốt nhất là bạn nên tìm được chỗ nào để có thể đứng dậy, đi dạo vòng quanh, dễ dàng tìm được nhà vệ sinh, phòng tắm khi cần, tập vài bài tập nhẹ thư giãn cho cơ thể. Làm được như vậy, bạn sẽ tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi chơi của mình. Bạn cần nhớ rằng thông thường, sản phụ chỉ có thể ngồi yên ở một chỗ trong vòng tối đa là 5 -6 giờ, sau đó bạn cần phải ngồi dậy, đi lại vòng quanh mới tránh được mệt mỏi.
Về trang phục, hãy chuẩn bị cho mình những bộ quần áo màu sắc tươi mát, chất liệu và kiểu dáng đơn giản, thoải mái, dễ chịu. Trong khi đi du lịch, nếu bàn chân và mắt cá sẽ hơi sưng một chút, bạn cũng đừng nên quá lo lắng nhé, chỉ vì đã khá lâu ngày rồi bạn không đi lại nhiều thôi.

Đi du lịch bằng máy bay

Một số người nhầm tưởng rằng khoang máy bay có áp suất thấp có thể khiến thai phụ bị thúc sinh sớm. Một ý kiến khác lại cho rằng mức ôxy thấp trong khoang máy bay cũng không tốt cho thai phụ và bạn nên tránh việc đi máy bay nếu có thể. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều không chính xác.
Thai nhi được bảo vệ bởi thành tử cung có nhiều cơ rất dày và cả một lớp đệm bằng nước ối. Cơ thể của mẹ sẽ tự thích nghi với áp suất và thay đổi của môi trường bên ngoài. Vì thế, em bé trong bụng sẽ không hề bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên chú ý đến việc chọn chỗ ngồi trên máy bay. Bạn nên cho hãng hàng không biết mình đang có thai để có được vị trí ngồi cũng như chuyến bay tiện nghi và an toàn thực sự.
Một số hãng hàng không có những hạn chế  đối với phụ nữ mang thai bị biến chứng hoặc mang đa thai lên máy bay. Có thể họ sẽ hỏi bạn về giấy khám thai của bác sĩ.  

Hiện tượng máu đông

Nếu có thể, bạn hãy đặt một chỗ ngồi cạnh lối đi để có thể dễ dàng đứng lên và đi lại. Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) – hiện tượng xuất hiện máu đông, là một hiện tượng rất dễ xảy ra ở những phụ nữ mang thai. Cách phòng tránh tốt nhất là, hãy đứng lên và đi lại. Co duỗi các ngón chân, uống nhiều nước và mặc quần áo rộng cũng sẽ giúp bạn tránh được hiện tượng này.
Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch, hãy đeo tất chun khi đi máy bay. Tất chun sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn ở phía sau 2 chân, đồng thời giúp thai phụ không bị sưng chân và tránh tụ máu ở chi dưới. Bạn có thể hỏi bác sĩ trước khi đi để biết mang tất chun có tốt cho mình không.

Đi nước ngoài

Mang Thai -110-du Lich Khi Mang Thai (500x 500)
Du lịch bằng thuyền
Say sóng là hiện tượng phổ biến, nhưng hãy lưu ý, bạn không nên dùng thuốc chống say sóng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Một mẹo hay cho bạn là sử dụng băng bấm huyệt và đặt ở các huyệt trên cổ tay, và hãy tìm nơi thoáng khí như ngồi trên boong tàu và nhìn tập trung vào đường chân trời phía xa.
Khi ăn các loại thức ăn được phục vụ trên tàu, hãy tuyệt đối tránh các loại thịt đông lạnh và salad làm sẵn, vì chúng có thể tiềm ẩn vi khuẩn Listeria nguy hiểm cho mẹ và cả thai nhi (đây là vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và có thể khiến mẹ bị sảy thai). Hãy chỉ ăn những loại thức ăn nóng, đừng ăn những món có vẻ ngoài không tươi, không ổn.
Bạn chỉ nên uống nước từ chai còn nguyên niêm phong. Nước đá, nước đánh răng và nước rửa rau quả đều có thể khiến bụng của bạn không ổn nếu chúng không sạch sẽ.
Du lịch bằng xe hơi
Khi mang thai, sẽ có những thời điểm bạn không muốn sử dụng dây an toàn khi đi xe hơi. Bạn lo lắng rằng áp lực từ dây an toàn này có thể tác động xấu lên em bé hoặc nhau thai. Đây chỉ là cảm giác của bạn và chúng hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Hãy nhớ rằng dây an toàn sẽ khiến chuyến đi của cả mẹ và bé an toàn hơn rất nhiều.
Bạn nên mang theo một số thức ăn dự phòng cho riêng mình, kể cả những món ăn vặt. Nếu phải mua thức ăn trên đường đi, hãy mua ở những hang quán uy tín, đông khách, nơi quy trình chế biến thường phải tuân theo những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Du lịch bằng xe bus, phương tiện công cộng
Hãy cố gắng sắp xếp sao cho bạn luôn đảm bảo có một chỗ ngồi trên xe bus. Trong những tháng đầu tiên của thai kì, trước khi bụng bầu trở nên rõ ràng, bạn thường khó được sự thông cảm và nhường chỗ từ những hành khác đi cùng. Nhưng khi bầu lớn hơn, bạn sẽ cần được nhường chỗ khi lên xe.
Nếu phải đứng lâu trên xe bus trong suốt chuyến đi, thỉnh thoảng bạn nhớ di chuyển chân qua lại một chút và đừng đứng yên hẳn một chỗ suốt một thời gian dài. Nếu bạn cần vận động thêm, hãy xuống xe ở 1-2 trạm trước nơi cần đến và đi bộ một chút. Khoảng đi bộ này rất lí tưởng như một bài tập thể dục và giúp bạn giữ cân nặng ở mức ổn định.
Chích ngừa
Bạn nhớ kiểm tra việc tiêm chủng trước khi đi du lịch nước ngoài. Bạn cần biết rằng sản phụ không nên sử dụng những loại vắc-xin có vi khuẩn sống, chắc chắn bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện việc chích ngừa này.
Đồng thời, hãy kiểm tra trên các trang web cảnh báo về dịch bệnh tại địa phương hoặc các vấn đề sức khỏe để biết nên tiêm ngừa gì khi bạn đến nơi đó. 

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Những điều cần tránh khi mang thai

Những điều cần tránh khi mang thai


Ngoài niềm hạnh phúc vô bờ, mang thai còn mang đến nhiều lo lắng cho các bà bầu khi không biết việc gì nên tránh để bảo vệ sức khỏe thai nhi trong bụng. Đặc biệt các bà mẹ mang thai lần đầu có thể thấy hoang mang với danh sách những thứ cần kiêng cữ. Hy vọng bài viết sau đây sẽ liệt kê những điều cần tránh khi mang thai, hy vọng sẽ giúp bạn phần nào!
Thống kê cho thấy, cứ 100 thai nhi thì sẽ có từ 3 đến 5 em bé gặp các vấn đề về phát triển. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện mình có thai, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về những kiêng cữ khi mang thai. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ gia đình, bạn bè hay những người xung quanh về việc nên làm gì và nên kiêng cữ những gì; đôi khi những lời khuyên này càng làm bạn bối rối và lo lắng hơn. Hãy làm một bà bầu thông minh bằng cách tìm hiểu và chọn lọc các thông tin trước khi vội vàng thực hiện hết tất cả nhé. Bạn có thểm tham khảo những thông tin sau đây của chúng tôi để hiểu phần nào những việc cần làm khi mang thai.

Cẩn thận khi sử dụng thuốc

Trong trường hợp bạn bị bệnh, hãy báo với bác sĩ rằng mình có thai, để được chỉ định những loại thuốc phù hợp. Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cần được tư vấn kỹ càng và sự đồng ý của các bác sĩ và dược sĩ.

Nếu phải sử dụng thuốc, bạn hãy nhớ:

  • Hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc. Đặc biệt không nên tự “kê đơn” cho bản thân khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ
  • Có nhiều loại thuốc có thể an toàn cho bạn nhưng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể non nớt của thai nhi.
  • Nếu không chắc chắn về bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ
  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định như liều lượng, thời gian và cách thức dùng thuốc. Ví dụ có thuốc cần uống khi bụng đói và ngược lại

Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bổ

Các bà bầu nên cẩn thận trong việc sử dụng các loại thuốc bổ, đặc biệt là ở ba tháng đầu của thai kỳ. Các loại thuốc được làm từ các nguyên liệu tự nhiên không có nghĩa là an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Có nhiều loại thuốc bổ chưa được kiểm định an toàn triệt để và cũng không chứng minh được tác dụng như đã đưa ra. Vì vậy, hãy cẩn thận trước khi dùng bất kì loại thuốc nào, và kiểm tra với bác sĩ trước khi uống.

Cẩn thận với những độc tố thải ra từ môi trường

Trong cuộc sống hàng ngày, có một số chất độc hại mà bà bầu cần tránh tiếp xúc như chì, hóa chất, chụp X quang, thuốc trừ sâu, v.v vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với các chất trên, hãy bảo đảm môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Nếu như bạn đang làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với những chất độc hại thường xuyên, hãy bàn với công ty để chuyển qua một vị trí khác

Tránh hút thuốc

Thuốc lá chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại khác. Phụ nữ hút thuốc khi đang mang thai có thể làm em bé sinh ra nhỏ hơn thông thường, cũng như có khả năng sinh non, gặp nhiều bệnh tật như hen suyễn hay các bệnh về hô hấp. Hút thuốc còn làm giảm lượng sữa mẹ và có thể làm thai nhi có mùi thuốc lá. Các phương pháp thay thế chất nicotine cũng được khuyên không nên áp dụng ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn hãy nghĩ đến việc cai thuốc trước khi quyết định mang thai!
Tìm hiểu những điều cần tránh khi mang thai

Cần làm gì nếu bị bệnh khi đang mang thai

Mang thai không có nghĩa là bạn được “miễn trừ” khỏi mọi bệnh tật. Các vi khuẩn và vi trùng có mặt ở khắp mọi nơi, và có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào. Thực tế, hệ miễn dịch ở phụ nữ có thai còn yếu hơn người bình thường.  Vì vậy, bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe của mình hơn, để bảo đảm mẹ và bé đều khỏe mạnh!
Bạn hãy lưu ý tập thói quen rửa tay thường xuyên. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang hắt hơi hay ho vì có thể bị truyền vi-rút gây bệnh. Trong trường hợp bạn đang ở cùng người đang nôn mửa, hãy nhịn thở một khoảng ngắn để ngăn vi khuẩn theo đường hô hấp tiến vào cơ thể.
Cúm rubella và thủy đậu là hai bệnh thường gặp có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Ở Việt Nam, nhiều phụ nữ trước khi quyết đinh mang thai thường chích ngừa hai bệnh này.

Cẩn thận khi tắm bồn, xông hơi và spa

Trong những tháng đầu của thai kỳ, bào thai trong bụng bạn sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Vì vậy những hoạt động như tắm bồn hay xông hơi có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và kéo dài một khoảng thời gian có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Nhiệt độ bình thường của cơ thể dao động từ 36,1 đến 37,3 độ và thai phụ được khuyên không nên ở trong những môi trường làm nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 39 độ.

Không nên tiếp xúc với mèo khi mang thai?

Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai thì không được tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là mèo. Thực tế, thứ bạn cần tránh là phân mèo vì phân mèo mang khuẩn toxoplasmoxis có thể truyền qua tay và miệng rồi truyền vào cơ thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Một việc nữa bạn cần chú ý là hãy mang găng tay khi làm vườn và rửa tay thật sạch sau đó. Bạn cũng nên rửa rau củ và các loại trái cây thật kỹ và không nên ăn các thức ăn không rõ nguồn gốc.

Tránh những mối quan hệ không lành mạnh

Ngày nay có rất nhiều mối quan hệ của các cặp đôi xuất hiện dấu hiệu bạo lực. Và phát hiện có thai đôi khi làm mối quan hệ trở nên tệ hơn, đặc biệt là với các cặp đôi trẻ và không có ý định có thai. Khi các cặp đôi gặp nhiều vấn đề như thất nghiệp, nợ nần hay mối quan hệ đang trong giai đoạn bấp bênh, thì mang thai có thể làm cho mọi thứ căng thẳng hơn. Có một vài trường hợp còn gây ra bạo lực trong gia đình.
Nếu bạn đang ở trong trường hợp này, hãy tìm đến sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết. Hãy nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ thêm về tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Sau đó bạn có thể nhờ gia đình hoặc người thân hỗ trợ giúp đỡ mình trong giai đoạn này.

Cài dây an toàn có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nhiều phụ nữ cho rằng cài dây an toàn khi di chuyển bằng xe hơi hay máy bay có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, dù không thoải mái nhưng đây là việc cần thiết để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé trong trường hợp có chuyện gì xảy ra. 

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Những thay đổi khi mang thai

NHỮNG THAY ĐỔI KHI MANG THAI

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng kể so với bình thường, bởi vậy bài viết này sẽ mang đến một số kiến thức về những gì bạn nên chờ đợi và sẽ trải qua khi đang mang thai.
Điều quan trọng cần phải nhớ là mọi người phụ nữ đều có những phản ứng riêng khác nhau khi họ mang thai. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn, bạn có thể phải cẩn thận với bất cứ sự thay đổi nào. Một số sự thay đổi khi mang thai rất dễ nhận ra, như việc gia tăng kích cỡ cơ  thể, trong khi có một số thay đổi khác cần sự cảm nhận tinh tế hơn và thậm chí bạn còn không nhận ra được chúng.

Khi nào thì nên lo lắng?

Ranh giới giữa việc biết rằng cái gì là bình thường và khi nào nên lo lắng có thể rất mờ nhạt. Một số thay đổi là rất rõ ràng, như ra máu, đau bụng hay em bé cử động chậm lại. Nhưng những thay đổi khác, ví dụ như sự tăng huyết áp hay lượng đạm trong nước tiểu sẽ khó khăn hơn để bạn tự phát hiện. Đây là một trong những lý do tại sao việc khám thai định kỳ rất quan trọng.

Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn

Nên nhớ rằng việc tìm kiếm sự chăm sóc và theo dõi y tế khi bạn mang thai là cách quan trọng để giảm bớt căng thẳng và giúp bạn hưởng thụ tối đa thời kỳ mang thai của mình. Một phần vai trò của bác sĩ là hướng dẫn và hỗ trợ để lập ra một danh sách những gì bạn cần biết để chăm sóc sức khỏe của bạn cũng như thai nhi.

Thay đổi về vật lý

Hầu hết những thay đổi ban đầu trong thời kỳ mang thai của bạn sẽ liên quan đến việc các hợp tử tìm đường từ ống dẫn trứng và sau đó làm ổ trên thành tử cung. Duy trì hợp tử này và tối đa hóa cơ hội sống sót của nó trở thành ưu tiên số 1 của cơ thể bạn.

Thế còn bạn thì sao?

Trong những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể bạn sẽ thay đổi để tự động tìm cách nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh và hỗ trợ cho trứng cho đến khi phát triển đầy đủ. Tất cả những điều này là một quá trình tự nhiên. Trong suốt thai kỳ, sự thoải mái, việc đi lại, tiêu hóa và sự trao đổi chất của bạn sẽ thay đổi để tăng tối đa cơ hội sống sót của phôi thai trong bụng mẹ.

Đừng quên bổ sung axit folic

Trong những tuần đầu, cố gắng giảm thiểu sự tiếp xúc với bất kỳ độc tố nào có khả năng gây ra các vấn đề về phát triển. Bổ sung 500mg axit folic mỗi ngày sẽ giúp em bé của bạn giảm thiểu nguy cơ mắc chứng khuyết tật ống thần kinh. 


Những thay đổi cần lưu ý khi mang thai

Những thay đổi vật lý thời kỳ đầu

  • Mất kinh nguyệt. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, bạn có khả năng rụng trứng vào khoảng ngày thứ 14 sau ngày đầu tiên của chu kỳ cuối. Thụ thai thường xảy ra một vài ngày kể từ ngày rụng trứng
  • Một sự ra máu nhẹ trong khoảng 5-10 ngày sau khi thụ thai. Điều này được biết đến như là sự ra máu báo và xảy ra khi hợp tử làm tổ vào trong lớp nội mạc tử cung. Chỉ gần 50% phụ nữ sẽ bị ra máu báo, bởi vậy không cần lo lắng nếu không thấy hiện tượng đó.
  • Vú và núm vú có sự thay đổi. Nhạy cảm hơn, to hơn, màu núm vú sẫm hơn và cảm giác nặng nề hơn ở xương chậu. Đó là điều bình thường.
  • Cảm thấy có vị lạ hay vị như kim loại trong miệng.
  • Nhiều thai phụ mô tả một cảm giác khác nhau, khá kỳ quặc hoặc chỉ đơn giản là biết rằng mình đang mang thai.
  • Tần số đi tiểu tiện tăng. Đừng cố gắng nhịn khi bạn cần phải đi vệ sinh.
  • Cảm thấy kiệt sức và cực kỳ mệt mỏi.
  • Cảm thấy buồn nôn và thay đổi khẩu vị thèm ăn. Nhạy cảm hơn với mùi và không thể chịu đựng được một số loại mùi. Thịt đỏ, thịt gà sống, cá và trứng có thể sẽ làm bạn thấy rất khó ăn trong những tháng đầu của thai kỳ.
  • Nổi mụn và tĩnh mạch trên mặt và ngực.

Những thay đổi khi mang thai về thể chất

  • Tăng kích thước bụng từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Đó là vì tử cung đã giãn nở của bạn bắt đầu nhô lên khỏi vùng chậu và chuyển động.
  • Tăng kích thước ngực, quầng vú và xuất hiện những mụn nhỏ. Tới tháng thứ 3 của thai kỳ, sữa non sẽ xuất hiện và thường xuyên bị rỉ ra. Những thay đổi này là bởi ngực của bạn chuẩn bị cho con bú.
  • Tăng cân: Tăng cân một cách khỏe mạnh và bình thường khi mang thai là từ 10-14kg. Cân nặng thường tăng chút ít trong 3 tháng đầu tiên, thêm một chút trong 3 tháng tiếp theo và tăng nhiều nhất trong 3 tháng cuối cùng.
  • Có thể nhìn thấy và cảm thấy sự chuyển động của bé. Hầu hết các bà mẹ có thể cảm nhận em bé của mình chuyển động (thường là đạp) vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ. Điều này diễn ra sớm hơn đối với những bà mẹ đã từng mang thai và nhận biết được các dấu hiệu của việc này.
  • Khó thở bởi tử cung của bạn giãn nở to ra chiếm chỗ của phổi và cơ hoành. Từ trong khoảng 36 tuần, sẽ có “sự sa bụng” khi em bé rơi vào vùng xương chậu của bạn để chuẩn bị ra đời. Điều này thường xảy ra với bà mẹ sinh nở lần đầu hơn là với những người đã từng có con trước đó.
  • Suy tĩnh mạch, trĩ, rạn da, khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, táo bón, phù chân. Khi liệt kê tất cả ra, nó có thể khiến bạn băn khoăn liệu còn điều gì mà phụ nữ sắp sinh chưa trải qua không? Mặc dù nghe có vẻ sáo mòn, nhưng những thứ đó sẽ chẳng còn nghĩa lý gì khi bạn ôm đứa con của mình trong tay.
  • Lượng máu mà tim bạn bơm mỗi phút sẽ tăng khoảng 40%. Tổng khối lượng máu sẽ tăng từ 5 lít tới khoảng 7-8 lít trong thời điểm có bé. Điều này có nghĩa là trái tim của bạn và toàn bộ hệ thống tuần hoàn sẽ phải tăng lực và chức năng để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu bổ sung khi bạn mang thai. Nên đừng thắc mắc khi đôi khi bạn thấy mệt mỏi
  • Tìm hiểu những thay đổi khi mang thai

Thay đổi về cảm xúc

Nội tiết tố

Trong suốt thai kỳ, có vẻ như bạn sẽ cảm thấy các nội tiết tố đang điều khiển cuộc sống của bạn. Chúng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thai kỳ và đảm bảo em bé có cơ hội sống sót cao nhất. Nhưng, nội tiết tố cũng có thể gây nên tính tình thất thường và cảm xúc bất ổn.
Bạn thậm chí sẽ có lúc còn cảm thấy chán nản và một chút choáng ngợp bởi tất cả những thay đổi xảy ra trong cơ thể mình. Hãy yên tâm rằng những thay đổi về tâm trạng sẽ không diễn ra lâu dài và sẽ trở nên ổn định khi em bé được sinh ra.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Nếu bạn có tiền sử về các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lưỡng cực, xu hướng ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm hay hưng cảm, việc mang thai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn hoặc dẫn đến tái phát. Điều quan trọng là cần duy trì việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trong suốt thai kỳ và trong những tháng đầu sau sinh.
Nếu bạn được kê đơn thuốc an thần, điều quan trọng là bạn phải cho bác sỹ biết bạn đang mang thai. Liều lượng thuốc thường dùng của bạn có lẽ sẽ cần phải được điều chỉnh trong suốt quá trình mang thai của bạn.

Mất kiểm soát

Cho dù bình thường bạn luôn kiểm soát tốt được việc ăn uống, kích cỡ và dáng vẻ thông thường của bạn đi nữa thì bạn cũng không thể tránh khỏi việc thay đổi về hình dáng và kích thước cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai. Vì thế, hãy tìm kiếm những trang phục đẹp, tươi tắn, phù hợp với dáng bạn và duy trì mức tăng cân khỏe mạnh. Cảm giác bực bội về việc mang thai sẽ chỉ khiến bạn thấy tệ hơn và không đem lại điều gì. Cố gắng có những suy nghĩ tích cực hơn.

Lo âu

Lo âu là một cảm xúc thường thấy trong thai kỳ. Nó có thể là nỗi lo lắng chung chung, hay vì những lý do cụ thể hơn như sợ cảm giác đau đớn khi sinh con. Hãy trò chuyện với nữ hộ sinh hay bác sỹ về những gì bạn cảm thấy. Họ đã nghe nhiều chuyện tương tự như vậy trước đó và bạn cần họ để đảm bảo sự ổn định sức khỏe tinh thần cho bản thân bạn và em bé.

Các vấn đề thực tế

Các mối quan tâm thiết thực như làm sao để xoay xở khi thu nhập giảm, làm sao để chu toàn tiền nhà, ngân quỹ, chăm sóc bé,v.v…đều có thể trở thành những mối quan tâm lớn. Hãy trò chuyện với bạn đời và gia đình bạn. Vạch ra kế hoạch là một cách thực tế để giảm bớt gánh nặng.

Những cảm giác mâu thuẫn

Đây là điều phổ biến cho thai phụ khi có những lúc cảm thấy mâu thuẫn. Đôi khi bạn thấy choáng ngợp với niềm vui chào đón đứa bé sắp ra đời, nhưng có những lúc bạn cảm thấy rất hờ hững về điều đó. Cảm giác tội lỗi có thể sẽ len vào tâm trí của bạn, đặc biệt trong những lúc sáng sớm khi bạn khó ngủ. Bạn có thể lo lắng nếu mọi thứ không theo kế hoạch, và sẽ đến sớm hơn sự chuẩn bị của bạn và chồng, hay thậm chí nếu quan hệ của bạn và chồng không được bảo đảm như bạn muốn thế. Bối rối, tội lỗi, hối tiếc và thậm chí một chút hoảng loạn là những cảm xúc phổ biến trong thời kỳ mang thai.

Nhạy cảm với những lời chỉ trích

Đây là điều rất phổ biến ở phụ nữ có thai khi họ trở nên nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích. Bạn có thể cảm thấy và cho rằng bản thân đang là trung tâm của sự chỉ trích trong khi trên thực tế lại không phải vậy. Trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương là một trạng thái thông thường, vậy nên hãy cho bản thân mình được phép không phải lúc nào cũng đúng.
Hãy đủ người lớn để xin lỗi ai đó khi bạn cảm thấy mình sai. Điều này sẽ giúp tạo sự cảm thông và bạn sẽ ngạc nhiên khi hầu hết mọi người có thể hiểu được điều đó đến thế nào.

Mê tín

Bạn có nhận thấy giờ đây mình tránh mèo đen, không đi bộ dưới cầu thang và không bao giờ mở ô trong nhà? Mê tin dị đoan có thể xuất hiện khi mang thai và thậm chí nếu bạn không bao giờ lo lắng về việc đặt một đôi giày mới trên một cái bàn trước bạn (bạn biết là điềm xui), giờ bạn sẽ thấy mình có một chút ý thức hơn. Bởi vậy, nếu bạn cảm thấy tốt hơn khi tránh các điềm xấu, hãy làm thế. Tất cả vì sự thoải mái và an tâm của bạn.

Cô lập và cô đơn

Tránh cô lập chính mình trong suốt thai kỳ. Điều này khó thực hiện nếu bạn có thêm một đứa con nhỏ khác ở nhà. Nhưng việc trò chuyện và kết nối với bạn bè, với những phụ nữ mang thai khác là rất quan trọng.

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

GIỚI THIỆU VỀ KHOA SẢN - HIẾM MUỘN VIỆN PIYAVATE THÁI LAN

GIỚI THIỆU VỀ KHOA SẢN - HIẾM MUỘN VIỆN PIYAVATE THÁI LAN 


Tiến sỹ sản khoa Matchuporn Sukprasert – trưởng khoa Vô sinh hiếm muộn bênh viện Piyavate, hiện đang là giảng viên Đại học y khoa Mahidol, Thái Lan, thành viên hiệp hội sản phụ khoa Weill Cornell, Hoa Kỳ… người đã có kinh nghiệm điều trị thành công cho hàng trăm trường hợp hiếm muộn tại Việt Nam. Nhờ vậy, tiến sỹ Matchuporn Sukprasert sẽ hiểu và giúp các cặp vợ chồng có cơ hội tiếp cận với phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn phù hợp nhất.

Bệnh viện Quốc tế Piyavate không những có thể giúp bạn sinh con khỏe mạnh như ý mà còn giúp các cặp vợ chồng có thể loại trừ những trường hợp thai nhi bị khuyết tật, dị tật bất thường do di truyền, do tuổi cao hoặc bị lỗi gen. Thậm chí, giúp những ca bệnh nhân HIV muốn sinh con khỏe mạnh như ý.




Vui lòng liên hệ trực tiếp văn phòng thông tin Bệnh Viện Quốc tế PIYAVATE tại Hà Nội và TP.HCM để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí các dịch vụ sau:

  • Đặt hẹn với Bác sĩ tại Piyavate 
  • Cung cấp các thông tin về khám và điều trị
  • Báo giá chi phí điều trị
  • Tư vấn dịch vụ bảo hiểm toàn cầu
  • Dịch vụ đưa đón bệnh nhân tại sân bay
  • Đặt phòng khách sạn tại bệnh viện
  • Đặt vé máy bay
  • Thông dịch viên Tiếng Việt miễn phí 
Liên hệ để được tư vấn chi tiết: Ms.Kim Thoa. Mobile : 0978 096 279. 

Bệnh viện Piyavate Bangkok Thái Lan 
Văn phòng Hà Nội : 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 
Mobile : 0978 096 279. Tel: 04 21187042
Văn phòng Tp.HCM : 243/16A Chu Văn An, p12, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Mobile : 0978 096 279 
Email: p2@piyavate.com.vn
Website : www.piyavate.com.vn

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

9 bí quyết để mẹ nhàn, con ngoan

9 bí quyết để mẹ nhàn, con ngoan


Luôn giữ bình tĩnh, thận trọng khi khen thưởng con, giao việc vặt cho bé... là những cách giúp bạn nuôi dạy con tốt mà không phải quá vất vả, căng thẳng. 









Theo Todayparents, dùng phần thưởng hay xây dựng nguyên tắc với trẻ không phải là chìa khóa để mở cánh cửa làm cha mẹ thành công. Điều quan trọng là thúc đẩy được sự tin tưởng và tôn trọng của con với bố mẹ. Luôn thể hiện tình yêu dành cho con và giúp bé cảm thấy tự tin là bạn đã thành công được một nửa rồi.

Dưới đây là 9 bí quyết khác để nuôi dạy con thật tốt:
hai-jpg_1366279174[1030060264].jpg
Ảnh minh họa: Asiatatlerdining.com.
Tin vào bản năng của mình
Những người làm bố mẹ hầu như ngày nào cũng phải đấu tranh với những mâu thuẫn khi nuôi dạy con. Hãy nhớ rằng, chúng ta đang ở trên một hành tinh đã khoảng 160.000 năm và mặc dù có những thứ thay đổi, nhiều thứ vẫn giữ nguyên. Bản năng của bạn luôn có lý do, vì thế, hãy tin vào chúng. 
Hướng dẫn con
Trẻ em cần cả tình yêu thương và sự dẫn dắt. Trẻ muốn bạn đem đến các hướng dẫn và mong đợi rõ ràng cho hành vi của chúng. Nếu bố mẹ liên tục thương lượng, thay đổi mong đợi hay bắt trẻ làm cái này chưa xong lại tới cái khác... sẽ khiến chúng cảm thấy bất an. Bất cứ trẻ nào khi cảm thấy không an toàn, đều gia tăng các hành vi của mình để khiến bố mẹ phải kiểm soát tình huống và giúp chúng thấy yên tâm. 
Cụ thể
Nếu bạn đưa ra thông tin phản hồi về một hành vi tiêu cực, điều cực kỳ quan trọng là phải diễn đạt thật cụ thể. Hãy nói bằng giọng kiên quyết nhưng điềm tĩnh, rằng một hành vi cụ thể nào đó của trẻ là không thể chấp nhận, nói với trẻ lý do và đưa ra một cách giải quyết thay thế hay cho phép chúng tự giải quyết vấn đề. Ví dụ: "Tay của con không phải để đánh người. Đánh người khác sẽ làm họ đau và buồn. Con nên nói rõ ràng để hỏi mượn đồ chơi của bạn ". 
Đừng quá quan trọng hóa
Thật bình thường khi bố mẹ muốn dành hết thời gian của mình để làm cho con cái vui. Nhưng thực tế là, trẻ em sẽ trưởng thành hơn khi chúng được tham gia vào cuộc sống và không phải trung tâm của mọi sự chú ý. Hãy coi chăm sóc con cái như một "chuyện nhỏ" và thực hiện mỗi ngày thật bình thản.
Nhiều bố mẹ dành cả ngày để làm những điều họ nghĩ con mình muốn hơn là những thứ họ cần để xây dựng gia đình. Trẻ có thể xem TV, bắt chước người lớn và chơi bên cạnh bạn. Vì thế hãy tiếp tục việc bạn muốn làm đừng quan trọng hóa mọi việc để thêm căng thẳng.
Giữ bình tĩnh
Ngay cả khi các hành vi xấu của con leo thang, hãy thận trọng với từng lời bạn nói ra. Khi bạn nói với con "đến giờ đi ngủ rồi" và bé không nghe, mẹ hãy bình tĩnh dẫn con lên giường, không đàm phán hay trách móc.
Khi bố mẹ nổi đóa, bạn cho con thấy mình thiếu tự tin và tự mâu thuẫn. Trẻ thấy chúng làm cho bạn phát điên và điều khiến được bạn thay vì ngược lại, bạn kiểm soát con cái. 
Đưa ra lời khen cụ thể
Khi khen con, hãy nói thật cụ thể. Ngôn ngữ về hành vi cụ thể rất quan trọng vì nó diễn đạt chính xác điều trẻ đã làm và vì sao điều đó có ý nghĩa. Trẻ sẽ phát triển tính tự tin, tự trọng lành mạnh bởi có cảm giác tích cực về lời khen ngợi dành cho chúng và sự ủng hộ, tình yêu mà chúng nhận được từ cha mẹ. 
Phân công việc nhà
Hãy để cho trẻ tham gia vào việc nhà. Điều này dạy bé rằng con có thể xây dựng tổ ấm và tạo cơ hội cho con nhận được những phần thưởng từ các hành vi tích cực.
Một bảng phân công dán trên tủ lạnh có thể là nơi dễ dàng để xây dựng một kế hoạch. Giao việc cho trẻ mang ý nghĩa trao quyền cho bé và khiến chúng cảm thấy mình quan trọng. Hãy để đứa con 3 tuổi của bạn rửa chén trong một chậu nước ấm. Trẻ lớn hơn có thể dọn đồ, chuẩn bị bàn ăn hay sắp xếp tất thành đôi. Hãy sáng tạo và phân chia công việc phù hợp với lứa tuổi của con.
Cân nhắc khi thưởng
Những phần thưởng và danh sách các quy tắc có thể có hoặc không hữu ích với gia đình bạn. Điều quan trọng cần nhớ là những phần thưởng "vật chất" như đồ chơi, phụ cấp, thức ăn đặc biệt và các hoạt động yêu thích có thể tạo động lực cho trẻ và duy trì hành vi chỉ là tạm thời. Nếu bạn chọn sử dụng các phần thưởng này, cần phải có kế hoạch để chúng luôn phát huy tác dụng, chứ không phải kiểu có thưởng thì con làm tốt, không có thì kém.
Cách tốt hơn là, hãy luôn đưa ra những điều bạn mong đợi ở con mỗi ngày, bằng hình ảnh càng tốt, về những việc đơn giản bé có thể làm mỗi ngày, như gập quần áo, dọn giường, chải răng. Điều này sẽ giúp hình thành sự tự tin và độc lập cho trẻ. 
Nhớ rằng những điều tệ rồi cũng qua
Có thể lúc nào đó bạn sẽ chẳng nhớ gì tới mục tiêu "chăm con khỏe, dạy con ngoan" khi luôn phải lo gánh nặng sữa, bỉm và cả năm chẳng có đêm nào được ngủ ngon. Bạn cũng đừng quá lo lắng về những khi con ốm, lúc bé cáu kỉnh vì mọc răng... Tất cả những điều này rồi sẽ qua. Thay vào đó, hãy tập trung năng lượng của bạn vào đứa con đang lớn dần ngày hôm nay.
Tận hưởng niềm vui
Đừng quên thả lỏng cơ thể và tận hưởng niềm vui. Thả diều, xếp hình một chú rô bốt, dạo phố cùng con... Đó là những khoảnh khắc thư thái và ngọt ngào trong đời bạn, đừng bỏ qua.